Not available for this page. Translations will display where available.

Đau bàn chân

Đau Bàn Chân là gì?

Tình trạng đau ở bàn chân có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của bàn chân. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến ngón chân, phần giữa bàn chân, mắt cá chân, vòm bàn chân và gót chân. Cảm giác đau có thể do chấn thương, bệnh nền, giày không vừa chân hoặc do cấu trúc bàn chân. Đau ở bàn chân là tình trạng thường gặp, đặc biệt ở những người phải đứng nhiều, người lớn tuổi hoặc người béo phì.

Những nguyên nhân thường gây đau bàn chân bao gồm:

  • Móng chân mọc ngược
  • Bong gân/căng cơ
  • Bàn chân bẹt
  • Viêm Khớp
  • Bệnh gout

Bác sĩ đa khoa của tôi sẽ làm gì cho cái chân đau của tôi vào lúc này?

Bác sĩ đa khoa sẽ kiểm tra bàn chân của quý vị và hỏi về sức khỏe của quý vị hiện tại và trước đây. Quý vị có thể cần chụp X-quang để tìm hiểu xem nguyên nhân gây đau là gì. Quý vị cũng có thể cần phải làm xét nghiệm máu và nước tiểu. Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau chân của quý vị.

Bác sĩ đa khoa có thể tư vấn cho quý vị về tình trạng đau chân và cách điều trị. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm:

  • Mang giày vừa vặn
  • Bó bột hoặc mang giày kiểm soát chuyển động mắt cá chân (controlled ankle motion - CAM).
  • Thuốc giảm đau
  • Giảm cân

Bác sĩ đa khoa có thể chuyển quý vị đến bác sĩ chuyên khoa chân, bác sĩ vật lý trị liệu hoặc bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình. Trong trường hợp đau rất dữ dội hoặc nếu quý vị còn bị sốt, bác sĩ đa khoa có thể yêu cầu quý vị đến bệnh viện.

Bác sĩ đa khoa của tôi sẽ làm gì cho cái chân đau của tôi trong tương lai?

Bác sĩ đa khoa sẽ kiểm tra cảm giác đau ở bàn chân của quý vị sau một đến hai tuần để xem phác đồ điều trị có hiệu quả hay không. Nếu quý vị nghĩ tình trạng đau bàn chân của mình không thuyên giảm, bác sĩ đa khoa có thể chuyển quý vị đến bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình để được tư vấn.

Tôi có thể hỏi bác sĩ của mình những câu hỏi nào?

  • Nguyên nhân nào gây ra cơn đau của tôi?
  • Tôi nên tránh những hoạt động nào?
  • Tôi có cần phải làm xét nghiệm nào không?

Tôi có thể làm gì?

Thực hiện theo tư vấn điều trị của bác sĩ đa khoa. Nếu quý vị phải bó bột, hãy chăm sóc cho chỗ bó bột cẩn thận và quay lại gặp bác sĩ đa khoa khi cần tháo bột. Sử dụng thuốc giảm đau nếu cần thiết. Nếu có thể, hãy mang giày cứng để bảo vệ bàn chân. Hãy đến gặp bác sĩ đa khoa nếu quý vị có bất kỳ cơn đau mới nào hoặc nếu cơn đau trở nên trầm trọng hơn.

 

Có những dịch vụ hỗ trợ nào?

  • Chuyên gia tư nhân: Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình và chuyên gia vật lý trị liệu

    Nếu quý vị nhận thấy hội chứng ống cổ tay của mình không thuyên giảm hoặc ngày càng nặng hơn, bác sĩ đa khoa có thể chuyển quý vị đến một bác sĩ chuyên khoa tư về bàn tay được gọi là bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình.

    Một chuyên gia vật lý trị liệu cũng có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng của quý vị bằng các bài tập nhẹ nhàng. Hãy nói chuyện với bác sĩ đa khoa của quý vị về các phương án.

Tôi có thể tìm hiểu thêm ở đâu?

Quan trọng: Thông tin này dành cho người đã nhận được chẩn đoán từ bác sĩ của họ. Thông tin không được thiết kế để dùng cho việc chẩn đoán tình trạng bệnh hoặc thay thế cho việc chăm sóc y tế lâu dài.

Tìm thông tin khác

Tất Cả Các Danh Mục
Thông tin này có hữu ích không?
"Thanks. If you have any other feedback, let us know."
What feedback do you have?