Khái niệm chung

Tầm soát ung thư vú là một xét nghiệm nhằm phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh ung thư vú. Khi phát hiện ung thư vú sớm có nghĩa là việc điều trị có thể bắt đầu sớm. Một cuộc tầm soát ung thư vú gồm việc quét vú bằng xét nghiệm X-quang được gọi là chụp quang tuyến vú. Xét nghiệm này có thể tìm thấy các khối ung thư quá nhỏ mà người ta không cảm nhận được khi tự kiểm tra vú.

Quý vị đến phòng khám tầm soát hoặc văn phòng bác sĩ chuyên khoa để được tầm soát. Hai đến bốn tuần sau lần khám tầm soát của quý vị, quý vị sẽ nhận được các kết quả của mình. Nếu kết quả của quý vị bình thường, thì hai năm sau quý vị mới cần khám tầm soát lại. Nếu các kết quả của quý vị cho thấy rằng quý vị có thể cần thêm các xét nghiệm, thì Bác Sĩ Gia Đình của quý vị sẽ liên hệ với quý vị để thảo luận về các bước tiếp theo.

Những phụ nữ được hưởng lợi nhiều nhất từ việc khám tầm soát ung thư vú là những người từ 50 đến 69 tuổi. Hãy thảo luận về việc khám tầm soát và nguy cơ ung thư vú với Bác Sĩ Gia Đình của quý vị.

Bác Sĩ Gia Đình của tôi sẽ làm gì vào lúc này?

Quý vị và Bác Sĩ Gia Đình có thể thảo luận về cách thức hoạt động của các lần khám tầm soát. Bác Sĩ Gia Đình có thể thảo luận về lý do tại sao quý vị có thể cần thực hiện những lần khám này. Quý vị cũng sẽ nhận được các công cụ và sự hỗ trợ để giúp quý vị quyết định. Nếu quý vị có một thành viên trong gia đình bị ung thư, Bác Sĩ Gia Đình có thể giới thiệu quý vị đến một bác sĩ chuyên khoa. Quý vị không bắt buộc phải khám tầm soát ung thư vú. Quý vị có thể chọn khám tầm soát bất cứ khi nào quý vị muốn.

Bác Sĩ Gia Đình của tôi sẽ làm gì sau đó?

Bác Sĩ Gia Đình có thể thảo luận về kết quả khám tầm soát với quý vị. Nếu có nguy cơ về bệnh ung thư vú trong gia đình quý vị, quý vị có thể quyết định xem mình có muốn thực hiện thêm bất kỳ xét nghiệm nào trong tương lai hay không.

Bác Sĩ Gia Đình sẽ cho quý vị thêm lời khuyên về các loại xét nghiệm ung thư vú khác mà quý vị có thể tiến hành. Họ có thể chuyển quý vị đến một phòng khám để thực hiện các xét nghiệm này.

Bác Sĩ Gia Đình cũng có thể thảo luận về các lựa chọn dành cho quý vị nếu kết quả xét nghiệm của quý vị cho thấy kết quả không bình thường.

Tôi nên làm gì?

Tell your GP if you know about any cancer in your family history. Read through the advice and leaflets your GP gives you. If you are worried or have questions, speak to your GP or breast screening clinic nurse. Waiting for test results can be hard but try not to feel anxious. Keep in mind that screening tests do not confirm cancer. They can only tell you if there is a low or high risk, or something that may not be normal.