Not available for this page. Translations will display where available.

Rối loạn trầm cảm và lưỡng cực ở trẻ em và thanh thiếu niên

Rối loạn trầm cảm và rối loạn lưỡng cực là gì?

Rối loạn trầm cảm là khi một người có tâm trạng không vui, ít quan tâm hoặc thích thú với các hoạt động và có các triệu chứng khác đã kéo dài ít nhất hai tuần. Ở trẻ em, các em có thể trở nên cáu kỉnh hơn và có những cơn giận bộc phát (được gọi là rối loạn mất điều chỉnh tâm trạng muốn gây rối) có thể bị nhầm là do rối loạn lưỡng cực ở trẻ em.

Rối loạn lưỡng cực là khi một người trải qua cơn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ. Trạng thái hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ bao gồm việc người bệnh cảm thấy rất vui vẻ và tích cực (nhiều hơn mức bình thường) hoặc dễ bị kích động hơn, hoạt bát hơn và tràn đầy năng lượng trong ít nhất một tuần. Họ cũng có thể gặp cơn trầm cảm.

  • Các chứng rối loạn trầm cảm

  • Rối Loạn Mất Điều Chỉnh Tâm Trạng Muốn Gây Rối

    Những cơn giận dữ gay gắt bộc phát bằng lời nói và hành vi xảy ra trong ít nhất 12 tháng.

  • Cơn Trầm Cảm Nặng

    Tâm trạng không vui (hoặc cáu kỉnh) và/hoặc không muốn ra ngoài hoặc tận hưởng khi đi ra ngoài. Tình trạng này kéo dài ít nhất hai tuần.

  • Cơn Trầm Cảm Dai Dẳng (Trầm Cảm Nhẹ)

    Hầu như mọi ngày đều cảm thấy không vui trong hơn một năm.

  • Rối Loạn Tâm Thần Tiền Kinh Nguyệt

    Thay đổi tâm trạng, cáu gắt và các triệu chứng khác trong tuần trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt và cảm thấy khá hơn một vài ngày sau khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.

  • Rối loạn lưỡng cực

  • Rối loạn Lưỡng cực loại I

    Có cơn hưng cảm (7 ngày trở lên) có hoặc không có cơn hưng cảm nhẹ hoặc cơn trầm cảm nặng.

  • Rối loạn Lưỡng cực loại II

    Người đó có các cơn hưng cảm nhẹ (kéo dài bốn ngày trở lên) và đã hoặc đang có các cơn trầm cảm nặng.

  • Rối loạn Lưỡng cực Chu kỳ

    Tâm trạng lên xuống thất thường, dai dẳng, kéo dài ít nhất một năm ở trẻ em, có thể nghiêm trọng đến mức được xếp là cơn trầm cảm hoặc hưng cảm nhẹ.

Bác sĩ đa khoa của tôi sẽ làm gì vào lúc này?

Bác sĩ đa khoa có thể giới thiệu cho con quý vị đi điều trị. Rối loạn trầm cảm nhẹ đến vừa phải có thể được điều trị hiệu quả bằng phương pháp can thiệp sớm. Việc giới thiệu không có nghĩa là con quý vị bị đau ốm nghiêm trọng về tinh thần. Nếu con quý vị có khả năng được chẩn đoán mắc bệnh lưỡng cực, Bác sĩ đa khoa có thể giới thiệu quý vị đến một chuyên gia để đánh giá và điều trị.

Bác sĩ cũng có thể:

  • Giới thiệu quý vị đến một dịch vụ tư vấn để con quý vị học cách kiểm soát tình trạng trầm cảm
  • Giới thiệu quý vị đến một dịch vụ gia đình để cung cấp hỗ trợ cho gia đình
  • Giới thiệu quý vị đến một dịch vụ chuyên khoa nếu bị trầm cảm nặng hoặc nếu con quý vị có thể cần dùng thuốc

Tôi có thể hỏi bác sĩ của mình những câu hỏi nào?

  • Tôi có thể làm gì để giúp con tôi lúc này?
  • Tôi có thể làm gì để giúp con tôi theo thời gian?
  • Khi nào tôi nên đặt lịch hẹn khác?
  • Tôi có thể mong đợi nhận kết quả nhanh ra sao?
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu tình trạng của con tôi trở nên tồi tệ hơn?

Có những dịch vụ hỗ trợ nào?

    Dịch vụ y tế công cộng và các dịch vụ miễn phí khác

  • Dịch vụ Sức khỏe Tâm thần cho Trẻ sơ sinh, Trẻ em và Thanh thiếu niên (ICAMHS)

    Dịch vụ Sức khỏe Tâm thần dành cho Trẻ sơ sinh, Trẻ em và Thanh thiếu niên (The Infant, Child and Adolescent Mental Health Service) cung cấp dịch vụ điều trị chuyên khoa cho trẻ em và thanh thiếu niên tối đa 18 tuổi. Hãy trao đổi với bác sĩ đa khoa của quý vị về dịch vụ này hoặc gọi cho ICAMHS.

  • Sức khỏe Cộng đồng và Cơ bản – Tâm lý học

    Dịch vụ Tâm lý Sức khỏe Cộng đồng và Cơ bản cung cấp dịch vụ đánh giá và điều trị tâm lý miễn phí cho trẻ em từ 0 đến 12 tuổi và người chăm sóc của các em. Hãy yêu cầu bác sĩ đa khoa của quý vị chuyển tiếp quý vị.

  • Dịch vụ Chăm sóc Sức khỏe cho Thanh thiếu niên

    Dịch vụ Chăm sóc Sức khỏe cho Thanh thiếu niên của SWSLHD cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí cho thanh thiếu niên từ 12 đến 21 tuổi. Hãy liên hệ với một trong các trung tâm của họ và yêu cầu được nói chuyện với nhân viên tiếp nhận.

  • Tổ chức headspace

    headspace cung cấp dịch vụ tư vấn cho thanh thiếu niên từ 12-25 tuổi, dịch vụ này được tính phí cho Medicare

  • Các Dịch Vụ Sức Khỏe Tâm Thần cho Trẻ Em và Thanh Thiếu Niên thuộc SWSPHN

    Các Dịch Vụ Sức Khỏe Tâm Thần (PHN) Tây Nam Sydney cung cấp hai dịch vụ để cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ sức khỏe tâm thần cho trẻ em và thanh thiếu niên.

    • Star4kids dành cho trẻ em từ 3 đến 12 tuổi
    • You In Mind dành cho thanh thiếu niên trên 12 tuổi

    Cả hai dịch vụ đều có các tiêu chí cần đáp ứng và giấy giới thiệu của Bác Sĩ Gia Đình. Trao đổi với Bác Sĩ Gia Đình của quý vị về dịch vụ này và xem liệu giấy giới thiệu có mang lại lợi ích hay không.

  • Lựa chọn riêng

  • Dịch Vụ tư về Sức Khỏe Tâm Thần cho Trẻ Em và Thanh Thiếu Niên

    Có rất nhiều chuyên gia tư nhân và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên kết có thể điều trị tình trạng lo âu cho trẻ. Trao đổi với Bác Sĩ Gia Đình của quý vị về việc giảm tiền điều trị.

  • Ững dụng Nuôi dưỡng Tâm hồn Khỏe mạnh (Raising Healthy Minds)

    Raising Healthy Minds là một ứng dụng miễn phí và có thể điều chỉnh cho phù hợp với con cái, gia đình và sở thích của quý vị. Ứng dụng giải đáp các thắc mắc về sức khỏe tâm sinh lý của con cái quý vị và chia sẻ những lời khuyên thiết thực cho cuộc sống gia đình hàng ngày của quý vị.

  • Dịch vụ Head to Health

    Head to Health là một dịch vụ miễn phí được bảo mật của Chính phủ Úc. 

    Cho dù quý vị đang tìm kiếm sự hỗ trợ về sức khỏe tâm thần cho bản thân, người mà quý vị quan tâm hay chỉ đang cố gắng cải thiện sức khỏe của mình – Head to Health là một nơi tốt để bắt đầu.

    Head to Health giúp mọi người tiếp cận các dịch vụ sức khỏe tâm thần và phúc lợi phù hợp với họ. Nó giúp việc định hướng và lựa chọn các phương án chăm sóc phù hợp nhất trở nên dễ dàng hơn, cho dù đó là trực tiếp, qua điện thoại hay trực tuyến.

Tôi có thể tìm hiểu thêm ở đâu?

Quan trọng: Thông tin này dành cho người đã nhận được chẩn đoán từ bác sĩ của họ. Thông tin không được thiết kế để dùng cho việc chẩn đoán tình trạng bệnh hoặc thay thế cho việc chăm sóc y tế lâu dài.

Tìm thông tin khác

Tất Cả Các Danh Mục
Thông tin này có hữu ích không?
"Thanks. If you have any other feedback, let us know."
What feedback do you have?