Không có sẵn cho trang này. Bản dịch sẽ hiển thị nếu có.

Suy giảm nhận thức nhẹ

Suy giảm nhận thức nhẹ là gì?

Suy giảm nhận thức mức độ nhẹ là tình trạng mất trí nhớ mà không phải là một phần bình thường của quá trình lão hóa. Tình trạng này ảnh hưởng đến 20% người từ 65 tuổi trở lên. Quý vị có thể nhận thấy đầu óc mình không còn minh mẫn như trước. Những người gần gũi với quý vị cũng có thể nhận thấy điều này. Thay đổi tâm trạng cũng là biểu hiện thường gặp.

Suy giảm nhận thức mức độ nhẹ có thể do nhiều yếu tố gây ra, chẳng hạn như nhiễm khuẩn/nhiễm bệnh và các tác dụng phụ của thuốc. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể tự hết. Bác sĩ đa khoa sẽ làm việc với quý vị để lập một kế hoạch.

Khoảng 10-15% số người sẽ tiến triển nặng hơn, chuyển thành chứng sa sút trí tuệ. Không có biện pháp chữa trị chứng sa sút trí tuệ, nhưng có những thay đổi lối sống lành mạnh mà có thể giúp tăng cường sức khỏe não bộ của quý vị trong khi quý vị già đi. Bác sĩ đa khoa có thể nói chuyện với quý vị về những thay đổi này và các lựa chọn dành cho quý vị.

 

 

  • Các Triệu Chứng Thường Gặp

  • Hay quên hơn bình thường

  • Mất mạch suy nghĩ của quý vị

  • Cảm thấy choáng ngợp khi đưa ra quyết định

  • Gặp khó khăn khi làm theo hướng dẫn

  • Cư xử bốc đồng hơn bình thường

Bác sĩ đa khoa của tôi sẽ làm gì vào lúc này?

Bác sĩ đa khoa có thể đánh giá sức khỏe của quý vị và cố gắng tìm ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng của quý vị. Họ có thể cố gắng tìm cách loại trừ bất kỳ vấn đề nào khác. Một số loại thuốc và tác dụng phụ có thể làm cho chức năng não trở nên kém hơn. Bác sĩ đa khoa có thể xem xét những loại thuốc quý vị đang dùng và đề xuất các loại khác. Bác sĩ cũng có thể sắp xếp các cuộc xét nghiệm để kiểm tra chức năng não của quý vị.

 

Bác sĩ đa khoa của tôi sẽ làm gì trong tương lai nếu tôi bị suy giảm nhận thức nhẹ?

Bác sĩ đa khoa có thể muốn khám cho quý vị sáu đến 12 tháng một lần để kiểm tra sức khỏe và các triệu chứng của quý vị. Nếu các triệu chứng của quý vị không thuyên giảm hoặc nếu quý vị có nhiều triệu chứng hơn, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các xét nghiệm hoặc chuyển quý vị đến một bác sĩ chuyên khoa. Nếu quý vị lo lắng về sức khỏe não bộ của mình, quý vị luôn có thể đến khám bác sĩ sớm hơn.

Bác sĩ đa khoa cũng có thể nói chuyện với quý vị về chứng sa sút trí nhớlập kế hoạch trước cho việc chăm sóc.

 

Tôi có thể làm gì đế sống khỏe mạnh khi bị suy giảm nhận thức nhẹ?

Sống một lối sống lành mạnh sẽ giúp quý vị giữ cho bộ não của quý vị khỏe mạnh. Một trong những điều tốt nhất quý vị có thể làm là tập thể dục ít nhất hai lần một tuần. Chăm sóc sức khỏe của quý vị trong khi quý vị già đi là việc vô cùng quan trọng. Một số điều quý vị có thể làm bao gồm:

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
  • Hạn chế uống rượu bia và cai thuốc lá
  • Giữ mối quan hệ xã hội và gặp gỡ những người gần gũi với quý vị
  • Duy trì cân nặng vừa phải
  • Ngủ tám tiếng mỗi đêm
  • Giảm căng thẳng
  • Rèn luyện trí não của quý vị bằng cách chơi xếp hình (puzzle) và câu đố, hoặc bằng cách học một kỹ năng mới (như một ngôn ngữ hoặc một nhạc cụ)
  • Khám định kỳ với Bác sĩ đa khoa của quý vị
  • Giữ huyết áp của quý vị trong phạm vi bình thường

Tôi có thể hỏi bác sĩ của mình những câu hỏi nào?

  • Tôi có thể làm thế nào để duy trì chức năng não bộ của mình?
  • Tôi cần ngừng dùng (những) loại thuốc nào?
  • Liệu tình trạng của tôi có tiến triển thành chứng sa sút trí tuệ không?
  • Điều gì có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm nhận thức của tôi?
  • Tôi có nguy cơ bị biến chứng nào khác không?
  • Tôi nên tập thể dục bao nhiêu mỗi ngày?

Tôi có thể tìm hiểu thêm ở đâu?

  • Kênh Sức Khỏe Tốt Hơn (Better Health Channel)

    Sa Sút Trí Tuệ: Các Vấn Đề Về An toàn

  • Tổ chức Dementia Australia

    Mild Cognitive Impairment (MCI)

  • Tổ Chức Chăm Sóc Người Sa Sút Trí Tuệ Quốc Tế (Dementia Care International)

    Trang chủ

  • Trung Tâm Nghiên Cứu Hợp Tác về Sa Sút Trí Tuệ

    Hướng dẫn cho người chăm sóc trong gia đình: Đối mặt với các hành vi ở những người bị sa sút trí tuệ

  • TEDGlobal

    Tôi nên chuẩn bị cho bệnh Alzheimer như thế nào

Quan trọng: Thông tin này dành cho người đã nhận được chẩn đoán từ bác sĩ của họ. Thông tin không được thiết kế để dùng cho việc chẩn đoán tình trạng bệnh hoặc thay thế cho việc chăm sóc y tế lâu dài.

Tìm thông tin khác

Tất Cả Các Danh Mục
Thông tin này có hữu ích không?
"Thanks. If you have any other feedback, let us know."
What feedback do you have?