Quan ngại về hành vi ở trẻ em là gì?

Một số trẻ hành động khác với các trẻ khác. Việc hành xử khác biệt không phải lúc nào cũng bị coi là một vấn đề. Tuy nhiên, nếu hành vi của con quý vị gây căng thẳng, lo lắng, tổn thương hoặc nguy hại – cho con quý vị hoặc cho những người xung quanh - thì đó có thể được coi là một mối quan ngại. Ví dụ về các hành động gây quan ngại là:

  • Bạo lực
  • Hung hăng
  • Quá hiếu động
  • Làm đau bản thân khi giận dữ
  • Cơn giận thường xuyên xảy ra hoặc bùng nổ

Có nhiều lý do khiến trẻ hành động theo những cách này. Đôi khi, đó là một phần bình thường của quá trình phát triển. Trong nhiều trường hợp, các vấn đề chỉ mang tính tạm thời.

 

 

Bác Sĩ Gia Đình của tôi sẽ làm gì bây giờ?

Bước đầu tiên là tìm hiểu những điều có thể gây ra hành vi của con quý vị. Bác sĩ Gia đình của quý vị cũng sẽ:

  • Kiểm tra và điều trị bất kỳ vấn đề sức khỏe nào là nguyên nhân gây ra hành vi – chẳng hạn như viêm tai giữa có dịch, bệnh chàm, táo bón, hàm lượng sắt thấp
  • Trao đổi về giấy giới thiệu – để được đánh giá và hỗ trợ
  • Cung cấp cho quý vị các biện pháp giúp kiểm soát hành vi – để quý vị có thể hỗ trợ con mình trong thời gian giữa những buổi hẹn

Bác Sĩ Gia đình của quý vị cũng có thể yêu cầu được nói chuyện riêng với con quý vị. Đôi khi, trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi nói về những điều mà trẻ phải chịu đựng nếu phụ huynh không ở trong phòng. Nói chuyện riêng có thể sẽ hữu ích nếu có vấn đề về bắt nạt hoặc mối quan hệ bạn bè.

 

 

Bác Sĩ Gia đình của tôi sẽ làm gì trong tương lai?

Bác Sĩ Gia đình của quý vị có thể yêu cầu gặp quý vị thường xuyên để đánh giá tiến triển của con quý vị.
Bác Sĩ Gia đình của quý vị cũng có thể thảo luận về kết quả của các xét nghiệm, bao gồm xét nghiệm máu, thính lực và thị lực. Nếu hành vi của con quý vị không cải thiện, Bác Sĩ Gia đình của quý vị có thể trao đổi về các giấy giới thiệu thêm.

 

 

Tôi có thể làm gì?

Việc điều trị và kiểm soát các quan ngại về hành vi cần thời gian và sự kiên nhẫn. Có thể sẽ không có cách để ‘khắc phục nhanh’.
Hãy cố gắng duy trì tinh thần tích cực trong suốt quá trình này.

Hỗ trợ con quý vị – tiếp tục chú ý và chăm sóc trẻ
Nói chuyện với con quý vị – hỏi xem trẻ có vấn đề gì với bạn bè hay có bị bắt nạt không
Khuyến khích hành vi tích cực – và đặt ra hậu quả rõ ràng cho hành vi tiêu cực
Tự chăm sóc bản thân – đây có thể là thời điểm căng thẳng, vì vậy đừng quên chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc của bản thân

Nếu hành vi của con quý vị liên quan đến trường học, hãy trao đổi với nhà trường. Hãy hỏi xem nhà trường có đưa ra bất kỳ biện pháp tại chỗ nào hay không. Ngoài ra, hãy cân nhắc hỏi nhà trường xem con quý vị đang học tập như thế nào. Điều này có thể hữu ích cho quý vị và Bác Sĩ Gia đình của quý vị.