Bệnh vẩy nến là gì?

Bệnh vẩy nến là một loại tình trạng da gây ra các mảng đỏ, có vảy và bong tróc. Nó thường ảnh hưởng đến da đầu, khuỷu tay và đầu gối nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu. Nó thường không ngứa.

Bệnh vảy nến cũng có thể ảnh hưởng đến móng tay và khớp. Khi bệnh vảy nến ảnh hưởng đến các khớp thì có thể gây sưng và cứng. Nguyên nhân của bệnh vảy nến vẫn chưa được biết rõ, nhưng thường do di truyền và dường như có liên quan đến hệ miễn dịch. Bệnh vảy nến không lây nhiễm.


Bác sĩ đa khoa sẽ làm gì vào lúc này nếu tôi bị bệnh vẩy nến?

Bác sĩ sẽ giải thích thêm về bệnh vảy nến và cung cấp cho quý vị một số thông tin về các yếu tố khởi phát đã biết, chẳng hạn như:

  • Một số bệnh nhiễm trùng (như viêm họng do liên cầu khuẩn)
  • Thuốc
  • Căng thẳng
  • Các yếu tố về lối sống như hút thuốc lá, chế độ ăn kém và lười tập thể dục

Bác sĩ cũng sẽ cho quý vị lời khuyên chung về cách chăm sóc da của quý vị (xem phần ‘Tôi nên làm gì?).

Việc điều trị của quý vị sẽ phụ thuộc vào loại và vị trí của bệnh vảy nến. Thuốc điều trị có thể bao gồm các chất như:

  • Bôi steroid tại chỗ ngắn hạn
  • Calcipotriol (Vitamin D)
  • Nhựa than đá

Bác sĩ đa khoa có thể giới thiệu quý vị đến bác sĩ da liễu nếu bệnh vảy nến của quý vị bị nặng hoặc quý vị bị đau khớp và cứng khớp.


Bác sĩ đa khoa sẽ làm gì để điều trị bệnh vẩy nến của tôi trong tương lai?

Bác sĩ có thể muốn gặp lại quý vị để kiểm tra tình hình điều trị của quý vị. Họ có thể:

  • Thay đổi phương pháp điều trị nếu bệnh của quý vị không tiến triển tốt
  • Giới thiệu quý vị đến bác sĩ da liễu


Tôi có thể làm gì nếu tôi bị bệnh vẩy nến?

Quý vị có thể làm rất nhiều điều giúp ích cho da cũng như sức khỏe thể chất và tinh thần chung của mình. Đồng thời tuân theo hướng dẫn của Bác sĩ đa khoa, quý vị có thể:

  • Giữ ẩm tốt cho da
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm QV hoặc Cetaphil để giúp làm mềm và dịu da, giảm khô nứt
  • Tránh tắm nước nóng
  • Sử dụng kem nước làm chất thay thế xà phòng, nhưng không dùng làm kem dưỡng ẩm
  • Hạn chế ra nắng
  • Tránh gãi hoặc chà xát
  • Tránh đè quá mạnh lên vùng da bị bệnh (chẳng hạn như quỳ gối khi bị vảy nến ở đầu gối)
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
  • Vận động và tập thể dục thường xuyên