Not available for this page. Translations will display where available.

Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA)

Khái niệm chung

Cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischaemic attack), viết tắt là TIA, là một cơn đột quỵ nhẹ. Tình trạng này xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho não bị tắc nghẽn trong một thời gian ngắn.

TIA bị gây ra bởi cục máu đông hoặc tắc nghẽn mà tự tan hoặc tự bong ra. Hầu hết TIA tự hết trong khoảng một giờ. Một số chỉ kéo dài trong một vài phút. TIA đôi khi được gọi là cơn đột quỵ nhỏ vì chúng gây ra các triệu chứng tương tự như một cơn đột quỵ.

Các triệu chứng thường gặp bao gồm nói nhịu, yếu một bên cơ thể và gặp khó khăn trong việc nhìn. Một người thể hiện những triệu chứng này cần được điều trị khẩn cấp để kiểm tra xem họ có bị TIA hoặc đột quỵ hay không.

Một người có nguy cơ cao là sẽ bị đột quỵ sau một cơn TIA. Nguy cơ cao nhất là trong vòng 24 đến 48 giờ đầu. Phương pháp điều trị cho những cơn TIA bao gồm thuốc men, phẫu thuật và những thay đổi lành mạnh về lối sống.

 

Bác Sĩ Gia Đình của tôi sẽ làm gì vào lúc này?

Bác Sĩ Gia Đình sẽ kiểm tra mức độ rủi ro của quý vị để xem liệu quý vị có khả năng bị đột quỵ trong 24 đến 48 giờ tiếp theo hay không. Nếu mức độ rủi ro của quý vị cao, bác sĩ sẽ cho quý vị đến phòng cấp cứu ngay lập tức.

Họ cũng có thể:

  • Kiểm tra hồ sơ y khoa của quý vị
  • Kiểm tra để phát hiện các dấu hiệu đột quỵ như khó nói, mất thị lực và yếu tay chân
  • Kiểm tra huyết áp và sức khỏe tim mạch của quý vị
  • Loại trừ bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác

Bác Sĩ Gia Đình cũng có thể nói chuyện với quý vị về cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim của quý vị. Họ có thể đề nghị quý vị gặp bác sĩ chuyên khoa (bác sĩ thần kinh) để làm thêm các xét nghiệm.

Bác Sĩ Gia Đình của tôi sẽ làm gì sau đó?

Bác Sĩ Gia Đình có thể khám cho quý vị sau một tháng hoặc sớm hơn để kiểm tra sức khỏe của quý vị và nguy cơ bị đột quỵ trong tương lai. Bác sĩ có thể:

  • Tiếp tục giúp quý vị kiểm soát các yếu tố rủi ro
  • Kiểm soát các vấn đề sức khỏe khác của quý vị
  • Trao đổi với quý vị về cách phát hiện các dấu hiệu của cơn đột quỵ
  • Kê đơn thuốc và khám để phát hiện các tác dụng phụ
  • Sắp xếp các cuộc khám sức khỏe định kỳ

Bác Sĩ Gia Đình của quý vị cũng có thể thảo luận về các gợi ý cho một lối sống lành mạnh, như:

  • Bỏ thuốc lá
  • Giảm cân
  • Uống lượng bia rượu an toàn
  • Tập Thể Dục
  • Lái xe an toàn
  • Phục Hồi Chức Năng

Tôi nên hỏi bác sĩ của mình những gì?

  • Các yếu tố nào là nguy cơ gây đột quỵ?
  • Tôi có nguy cơ bị đau tim không?
  • Có những phương án điều trị nào?
  • Tôi nên thực hiện những thay đổi nào khác về lối sống?
  • Tôi có thể làm gì để giảm mức độ rủi ro của mình?

Tôi nên làm gì?

Uống thuốc của quý vị theo chỉ dẫn của Bác Sĩ Gia Đình. Thực hiện những thay đổi lành mạnh về lối sống để giảm nguy cơ đột quỵ:

  • Bỏ thuốc lá
  • Chuyển sang chế độ ăn ít chất béo, ít muối
  • Giữ mức cân nặng tốt cho sức khỏe
  • Vận động mỗi ngày
  • Tuân thủ kế hoạch điều trị của quý vị
  • Hỏi Bác Sĩ Gia Đình của quý vị cách phát hiện các dấu hiệu của một cơn đột quỵ nhỏ

Khi nào tôi nên gọi xe cấp cứu?

Nếu quý vị hoặc người khác có dấu hiệu đột quỵ, hãy gọi ngay cho Ba số 0 (Triple 0).

Để ý tới các dấu hiệu F.A.S.T.

Khuôn mặt: Kiểm tra khuôn mặt của họ. Miệng của họ có xệ xuống không?

Cánh tay: Họ có thể nâng cả hai cánh tay lên không?

Lời nói: Họ có bị líu lưỡi khi nói không? Họ có hiểu quý vị không?

Thời gian: Đây là yếu tố tối quan trọng. Hãy gọi Ba số 0.

Có những dịch vụ hỗ trợ nào?

  • Hỗ trợ cho đột quy: Bệnh viện công

    Bác Sĩ Gia Đình có thể chuyển quý vị đến một bác sĩ chuyên khoa tại một bệnh viện công ở địa phương.

  • Hỗ trợ cho đột quy: Bác sĩ chuyên khoa tư

    Các bác sĩ chuyên khoa tư, được gọi là bác sĩ thần kinh, cũng là một lựa chọn. Hãy yêu cầu Bác Sĩ Gia Đình chuyển tiếp quý vị.

Tôi có thể tìm hiểu thêm ở đâu?

Quan trọng: Thông tin này dành cho người đã nhận được chẩn đoán từ bác sĩ của họ. Thông tin không được thiết kế để dùng cho việc chẩn đoán tình trạng bệnh hoặc thay thế cho việc chăm sóc y tế lâu dài.

Tìm thông tin khác

Tất Cả Các Danh Mục
Thông tin này có hữu ích không?
"Thanks. If you have any other feedback, let us know."
What feedback do you have?