Not available for this page. Translations will display where available.

Ung thư nội mạc tử cung

Khái niệm chung

Ung thư nội mạc tử cung là bệnh ung thư bắt đầu trong tử cung. Hầu hết những người phụ nữ mắc loại ung thư này đều ở độ tuổi trên 50. Ung thư này là loại ung thư thường gặp nhất mà ảnh hưởng đến hệ sinh sản.

Ở những người bị ung thư nội mạc tử cung, các tế bào không bình thường phát triển ngoài tầm kiểm soát trong niêm mạc tử cung. Những tế bào này tạo thành khối u và cũng có thể di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Tình trạng chảy máu sau khi mãn kinh và giữa các kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu thường gặp của loại ung thư này. Việc điều trị bao gồm phẫu thuật cắt bỏ tử cung, hóa trị và xạ trị. Quý vị có thể cần một hoặc nhiều phương thức điều trị.

Bác Sĩ Gia Đình của tôi sẽ làm gì vào lúc này?

Bác Sĩ Gia Đình có thể giúp quý vị tìm hiểu thêm về bệnh ung thư. Họ cũng có thể chuyển quý vị đến một bác sĩ chuyên khoa để làm các xét nghiệm và điều trị. Việc điều trị phụ thuộc vào giai đoạn ung thư, kích thước của nó và liệu nó đã di căn hay chưa. Bác Sĩ Gia Đình sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và những lần khám sức khỏe cho quý vị.
Bác Sĩ Gia Đình cũng có thể đề nghị tiến hành các xét nghiệm sàng lọc ung thư vú hoặc ung thư ruột . Những loại ung thư này thường gặp hơn ở những phụ nữ đã từng mắc các loại ung thư khác. Bác Sĩ Gia Đình cũng có thể giúp quý vị quản lý sức khỏe tâm thần của mình. Họ có thể cung cấp thông tin về những sự hỗ trợ nếu quý vị cảm thấy sợ hãi hoặc lo lắng.

Tôi nên hỏi bác sĩ của mình những gì?

  • Tôi có thể nói chuyện với ai để được hỗ trợ?
  • Có những phương án điều trị nào?
  • Nếu các triệu chứng của tôi trở nặng hơn thì sao?
  • Tôi nên gọi ai để được giúp đỡ?
  • Tôi sẽ cần những xét nghiệm nào?
  • Tôi nên tập thể dục bao nhiêu mỗi ngày?

Bác Sĩ Gia Đình của tôi sẽ làm gì sau đó?

Bác Sĩ Gia Đình có thể yêu cầu được gặp quý vị thường xuyên để kiểm tra sức khỏe của quý vị. Họ có thể theo dõi quá trình tiến triển của quý vị – trong và sau bất kỳ liệu pháp điều trị nào mà quý vị có thể trải qua. Bác Sĩ Gia Đình có thể làm việc với nhóm chăm sóc sức khỏe của quý vị để quản lý sức khỏe của quý vị về lâu dài.
Sau khi quý vị điều trị, bác sĩ có thể hỏi thăm quý vị để đảm bảo rằng quý vị cảm thấy khỏe. Họ có thể nói chuyện với quý vị về kế hoạch cho tương lai, chẳng hạn như lập kế hoạch trước cho việc chăm sóc.

Tôi nên làm gì?

Không có biện pháp nào có thể ngăn ngừa loại ung thư này. Nhưng việc sống một lối sống lành mạnh sẽ giúp quý vị giảm thiểu các yếu tố rủi ro. Hãy nhớ:

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
  • Giữ huyết áp của quý vị trong phạm vi bình thường
  • Hạn chế uống rượu bia và cai thuốc lá
  • Duy trì cân nặng vừa phải
  • Ngủ tám tiếng mỗi đêm
  • Giảm căng thẳng
  • Khám định kỳ với Bác Sĩ Gia Đình của quý vị

Nếu quý vị phát hiện bất kỳ tình trạng chảy máu lạ nào, hãy đến gặp Bác Sĩ Gia Đình. Tìm hiểu về bệnh ung thư của quý vị để quý vị có thể đưa ra những lựa chọn về sự chăm sóc cho mình. Giữ liên lạc với những người quý vị thân thiết và tìm người để trò chuyện. Hỏi Bác Sĩ Gia Đình về các nhóm hỗ trợ tại địa phương. Lập những kế hoạch cho những điều chưa biết và thảo luận về việc lập kế hoạch trước cho sự chăm sóc với Bác Sĩ Gia Đình của quý vị.

 

Có những dịch vụ hỗ trợ nào?

  • Chuyên khoa tư

    Bác Sĩ Gia Đình có thể giới thiệu quý vị đến một bác sĩ chuyên khoa tư.

  • Các Trung Tâm Ung Thư SWSLHD

    Nếu Bác Sĩ Gia Đình chuyển quý vị đến bác sĩ chuyên khoa ung thư, quý vị có thể đến một trong những dịch vụ ung thư địa phương này. Đội ngũ nhân viên tại các trung tâm này sẽ chăm sóc và hỗ trợ tốt nhất cho quý vị trong quá trình điều trị.

    • Các Dịch Vụ Ung Thư Của Bệnh viện Liverpool
    • Các Dịch Vụ Ung Thư Của Bệnh Viện Campbelltown
    • Các Dịch Vụ Ung Thư Của Bệnh Viện Bankstown Lidcombe
    • Phòng Khám Ung Bướu Bệnh Viện Bowral and District
    • Trung Tâm Ung Bướu và Truyền Dịch Trong Ngày Bệnh Viện Tư Nhân Vùng Southern Highlands
    • Trung Tâm Trị Liệu Ung Thư Macarthur

Tôi có thể tìm hiểu thêm ở đâu?

Quan trọng: Thông tin này dành cho người đã nhận được chẩn đoán từ bác sĩ của họ. Thông tin không được thiết kế để dùng cho việc chẩn đoán tình trạng bệnh hoặc thay thế cho việc chăm sóc y tế lâu dài.

Tìm thông tin khác

Tất Cả Các Danh Mục
Thông tin này có hữu ích không?
"Thanks. If you have any other feedback, let us know."
What feedback do you have?