Điều gì sẽ xảy ra khi một người sắp qua đời?
Rất khó dự đoán chính xác điều gì sẽ xảy ra. Một số người suy yếu nhanh chóng, lâm vào trạng thái bất tỉnh và qua đời trong vòng vài giờ. Một số người có nhận thức và tỉnh táo cho tới tận thời điểm qua đời. Những người khác có thể ở trạng thái lúc tỉnh lúc mê trong vài ngày.
-
Những gì có thể xảy ra
-
Người sắp qua đời thường trở nên buồn ngủ và dành nhiều thời gian ngủ hơn. Đôi khi khó có thể đánh thức họ. Điều này là do các cơ quan chính đang suy giảm và sẵn sàng ngừng hoạt động.
-
Nhu cầu ăn uống trở nên ít hơn. Đây là một phần tự nhiên và không tránh khỏi của quá trình hấp hối. Hầu như tất cả mọi người sẽ hoàn toàn ngừng ăn và uống.
-
Người sắp qua đời có thể trở nên bồn chồn hoặc hoang mang. Một số lý do giải thích cho điều này bao gồm sự phiền muộn, sợ hãi hoặc cảm giác cần phải giải quyết công việc chưa hoàn thành.
-
Tay và chân có thể cảm thấy lạnh. Môi, ngón tay và ngón chân có thể trông xanh xao. Điều này là do lưu thông máu đang chậm lại.
-
Nước bọt và chất nhầy có thể tích tụ trong cổ họng khi người đó trở nên quá yếu và không thể ho hoặc nuốt.
-
Nhịp thở có thể trở nên bất thường, và có những thời điểm hoàn toàn không thở chút nào. Đây là một điều bình thường của quá trình hấp hối do hệ hô hấp suy giảm.
-
QUÝ VỊ CÓ THỂ LÀM GÌ
-
Thời điểm tốt nhất để trò chuyện là khi người đó có vẻ tỉnh táo. Đừng cho rằng người thân của quý vị không thể nghe được, hãy tiếp tục nói chuyện với họ.
-
Đừng cho ăn thức ăn hoặc chất lỏng nếu một người không thể nuốt vì điều này có thể khiến họ mệt mỏi.
Giữ ẩm cho miệng, dùng gạc nhúng trong nước hoặc nước trái cây (y tá của quý vị sẽ cung cấp chúng) hoặc bôi Vaseline vào môi.
-
Liên lạc với y tá hoặc bác sĩ của quý vị để được tư vấn thêm.
Cố gắng tìm hiểu những điều gây quan ngại đến người sắp qua đời và an ủi, trấn an họ.
Thử thay đổi tư thế, chăm sóc răng miệng hoặc giúp họ đi vệ sinh.
-
Tránh đắp quá nhiều chăn vì điều này có thể gây ra tình trạng quá nóng và không thoải mái.
-
Đặt người ngồi thẳng lên một chút hoặc xoay họ sang một bên. Chăm sóc răng miệng có thể hữu ích. Nói chuyện với Bác Sĩ Gia Đình hoặc y tá của quý vị nếu việc dùng thuốc có thể hữu ích.
-
Đây thường là dấu hiệu cuối cùng. Liên hệ với các thành viên trong gia đình muốn có mặt tại thời điểm từ trần.
Làm sao tôi biết khi nào họ đã chết?
Có nhiều dấu hiệu cho thấy cái chết đã xảy ra. Chúng bao gồm:
- Mất khả năng kiểm soát ruột và/hoặc bàng quang
- Cứng cơ xảy ra vài giờ sau khi qua đời
- Cơ mặt giãn, miệng và mắt hơi mở
- Người không có phản ứng/không thở
- Không có xung nhịp hoặc nhịp tim rõ rệt
Tôi nên làm gì sau khi họ đã qua đời?
Không cần vội vàng làm bất cứ điều gì ngay. Quý vị có thể muốn dành thời gian với người đã qua đời. Đây có thể là thời điểm để chia sẻ và gần gũi với gia đình, và bạn bè thân thiết.
Sẽ hữu ích nếu quý vị ghi nhớ thời gian từ trần và cho y tá của quý vị biết. Nếu thời gian là trong đêm, có thể hoãn việc này cho đến sáng.
Nếu qua đời tại nhà, quý vị cần phải thông báo cho Bác Sĩ Gia Đình. Nếu qua đời vào ban đêm, có thể gác tạm việc này đến sáng. Bác Sĩ Gia Đình sẽ cần phải điền vào một số giấy tờ. Có những mẫu đơn cần thiết nếu người đó muốn được hỏa táng nên hãy báo cho Bác Sĩ Gia Đình biết.
Liên hệ với giám đốc nhà tang lễ để được giúp thực hiện các thu xếp cần thiết. Quý vị có thể muốn chọn một bộ trang phục yêu thích để mặc cho người mới qua đời.
Có thể có rất nhiều người cần được báo rằng người đó đã qua đời. Điều này có thể mệt mỏi và căng thẳng. Hãy suy nghĩ về việc nhờ gia đình hoặc bạn bè giúp quý vị thực hiện các cuộc gọi này.
Chăm sóc cho người sắp qua đời
Việc chăm sóc cho một người 24 giờ mỗi ngày có lẽ không thể nào kéo dài được tại nhà. Người sắp qua đời có thể phải nhập viện, nhà an dưỡng cuối đời hoặc cơ sở chăm sóc dài hạn ngoài ý muốn. Nếu quý vị là người chăm sóc, điều quan trọng là quý vị không nên cảm thấy mình đã thất bại hoặc phụ lòng người sắp qua đời nếu điều này xảy ra. Quý vị vẫn có thể dành sự hỗ trợ và chăm sóc quý giá ngay cả khi họ không ở nhà. Không có cách nào đúng hay nơi nào đúng để chết cả. Quý vị và gia đình sẽ vượt qua việc này theo cách riêng khi thời điểm đó tới.
Thời gian cuối đời có thể quý giá. Tận dụng tối đa thời gian để chia sẻ những khoảnh khắc đặc biệt, thể hiện cảm xúc của quý vị, nói lời tạm biệt và có lẽ cả trao đổi về các vấn đề chưa được giải quyết.
Trẻ em cần được trao đổi thông tin cởi mở và trung thực từ người lớn khi người mà các bé yêu thương sắp qua đời. Điều quan trọng là các bé cảm thấy mình là một phần trong các cuộc thảo luận và trong việc chăm sóc cho người đó. Khuyến khích các bé nói về cảm xúc của mình và đặt các câu hỏi.
Các định dạng nội dung khác, chia sẻ và in ấn
- PDF
View PDF in the following languages
File Size - 0.6 MB
Listen to audio version of this page
Select audio language
- Chia sẻ
- In trang
Quan trọng: Thông tin này dành cho người đã được bác sĩ chẩn đoán bệnh. Thông tin này không được soạn ra để dùng chẩn đoán bệnh hoặc thay thế cho việc chăm sóc y tế đang tiếp diễn.
Tìm thông tin khác
Tất Cả Các Danh Mục
Thông tin này có hữu ích không?
"Thanks. If you have any other feedback, let us know."
Give Feedback
What feedback do you have?